Ông trùm BOT Tasco: “Quy hoạch ngã ba nào cũng ‘dính’ trạm BOT, tôi còn bức xúc nữa là người dân”

Vận Tải Phượng Hoàng

Nội dung cập nhật ngày 07/11/2016 bởi Vận Tải Phượng Hoàng

Trạm thu phí mọc lên dày đặc, thu phí mức phí cào bằng ở các dự án BOT đường bộ, không chỉ là nỗi bức xúc của người dân mà nhiều chuyên gia, doanh nghiệp cũng lên tiếng.

Ông trùm BOT Tasco: "Quy hoạch ngã ba nào cũng 'dính' trạm BOT, tôi còn bức xúc nữa là người dân"

Ảnh minh hoạ: Nguồn Internet

Đó là thông tin được ông Phạm Quang Dũng Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tasco đưa ra tại Hội nghị Đánh giá công tác đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT và BT giai đoạn 2011 – 2015 do Bộ Giao thông vận tải quản lý.

Đánh giá hiệu quả 5 năm đầu tư hạ tầng giao thông hình thức BOT, BT, ông Dũng cho hay, việc triển khai đầu tư phát triển hệ thống đã rút giảm ngắn thời gian đi lại, giảm chi phí tiêu hao nhiên liệu, đi lại an toàn hơn… Đối với lợi ích nhà đầu tư, BOT giúp doanh nghiệp tạo thêm việc làm cho cán bộ nhân viên, tăng góp GDP.

Liên quan đến vấn đề dư luận cho rằng các nhà đầu tư BOT ăn dày, ông Dũng giãi bày: “Trong hợp đồng BOT, mức lợi nhuận dao động trong khoảng từ 11-12%/năm đối với phần vốn chủ sở hữu nhà đầu tư đã huy động để thực hiện dự án, đối với nguồn vốn vay hoàn toàn không được hưởng lợi nhuận.

Doanh nghiệp nộp thuế thu nhập, trừ đi chỉ còn 8-9% lợi nhuận. Chưa kể còn các cổ đông góp vốn nữa thì hỏi rằng lợi nhuận ở đâu mà dư luận nói nhà đầu tư tranh nhau làm BOT?”

Xem thêm  Vận chuyển đồ chơi, đồ dùng cho trẻ em

Cũng theo ông Dũng, thậm chí nhiều nhà đầu tư kéo công làm lãi. Thời gian thu phí 20 năm đồng tiền Việt Nam trượt giá thì lợi nhuận cũng chẳng còn bao nhiêu.

“Đó là minh chứng lợi ích nhà nước được lớn. Tôi khẳng định Bộ Giao thông Vận tải, Chính phủ mua được tài sản BOT với giá rất rẻ, rẻ hơn cả vốn ODA.

Mọi người đều biết là chúng ta vay vốn ODA phải đáp ứng nhiều điều khoản, điều kiện là nhà thầu của họ, họ đưa ra điều kiện mà không nhà thầu Việt Nam nào có thể bước chân vào được. Tổng mức đầu tư đắt gấp rưỡi, thậm chí đắt gấp đôi.

Chưa kể các Bộ ngành đưa ra quá nhiều quản trị, trước khi ký hợp đồng chứng nhận đầu tư Bộ Kế hoạc Đầu tư phải lấy ý kiến 8 Bộ ngành, thẩm định từng chi tiết, chi phí giá cả tất cả các thứ nhưng khi có vấn đề đổi lỗi tất cho Bộ Giao thông.

Quản trị chuẩn bị đầu tư cũng chặt chẽ. Và quản trị sau đầu tư, mỗi dự án có 1 kiểm toán, 2 thanh tra thì lọt đâu mà bảo tham nhũng…? Cứ nói nhà đầu tư BOT như tội đồ, chúng tôi ái ngại và không có hưng phấn đầu tư nữa”, ông Dũng chia sẻ.

Một nguyên nhân nữa, theo ông Bộ GTVT nên điều chỉnh, quy hoạch lại.

“Về đầu tư BOT đúng nghĩa nên đầu tư tuyến đường mới, các đường cũ bảo trì để người dân nào không thích bỏ tiền ra đi đường tốt, đường nhanh thì thôi. Chứ ngã nào cũng dính vào trạm BOT thì tôi cũng bức xúc nữa là người dân”.

Xem thêm  Vận chuyển gửi hàng từ Tây Ninh đi Hà Nội nguyên chuyến đi trong ngày

Bên cạnh đó, tạo điều kiện về khả năng tín dụng cho doanh nghiệp Việt Nam. Hiện đầu tư một tuyến BOT lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng, kể cả DN và hệ thống tín dụng Việt Nam cũng đều không đủ năng lực đầu tư. Do đó, cần nghiên cứu mức thuế, phí, giá cho phù hợp để thu hút đầu tư hiệu quả.

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cho biết, trong giai đoạn 2011 – 2015, tổng nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông do Bộ Giao thông vận tải quản lý đã huy động được 444.040 tỷ đồng, trong đó huy động nguồn vốn tư nhân là 186.660 tỷ đồng (chiếm 42%) và thu hút, ký kết được 6,24 tỷ USD vốn ODA (tổng vốn ODA đã ký kết đến nay là 18,64 tỷ USD).

Trong tổng số 186.660 tỷ đồng huy động từ tư nhân, đã triển khai 62 dự án theo hình thức hợp đồng BOT và BT. Trong đó, lĩnh vực đường bộ là 58 dự án với tổng mức đầu tư là 185.070 tỷ đồng; đường thủy nội địa là 01 dự án với tổng mức đầu tư là 1.303 tỷ đồng; hàng hải là 02 dự án với tổng mức đầu tư là 230 tỷ đồng; lĩnh vực đào tạo với 1 dự án với tổng mức đầu tư là 57 tỷ đồng.

Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Nhật cũng thông tin, có 88 trạm thu phí trên tuyến quốc lộ, trong đó Bộ Giao thông vận tải quản lý 74 trạm thu phí, UBND các tỉnh quản lý 14 trạm. Có 13 hệ thống thu phí trên các tuyến đường cao tốc, trong đó Bộ Giao thông vận tải quản lý 12 hệ thống; UBND các tỉnh quản lý 01 hệ thống.

Xem thêm  Vận chuyển đường bộ

Trong số các trạm thu phí trên quốc lộ, 20 trạm có khoảng cách < 60km. Tuy nhiên, điều quan tâm nhất theo Thứ trưởng Nguyễn Nhật là mức thu phí và lộ trình tăng phí hiện nay ở một số vị trí, vẫn được đánh giá là cao.

Do đó, Bộ Giao thông Vận tải cho biết đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ, giao Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định về quy trình, nguyên tắc xác định trạm thu phí, mức phí và tham vấn người sử dụng để khắc phục các tồn tại, đảm bảo tính công bằng, minh bạch. Ngoài ra, việc giám sát nguồn thu tại các trạm thu phí cũng là nhiệm vụ quan trọng của Bộ Giao thông Vận tải.

1.3/5 - (395979 bình chọn)
VẬN TẢI PHƯỢNG HOÀNG: HOTLINE 24/24: 19009369
  • Phượng Hoàng HCM: 325/11A Quốc Lộ 1A, An Phú Đông, Quận 12, Tp HCM.
  • Phượng Hoàng Đà Nẵng: 394 Trường Sơn, Hoà Nhơn, Hoà Vang, TP Đà Nẵng
  • Phượng Hoàng Hà Nội: Số 1 Phố Thúy Lĩnh, Quận Hoàng Mai, Tp Hà Nội.
  • Phượng Hoàng Cần Thơ: QL1A Tổ 58 KV 11, P Hưng Phú, Q, Cái Răng, TP, Cần Thơ.
  • Email: sales@phuonghoangtrans.com
  • Website: https://phuonghoangtrans.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *