Câu hỏi thường gặp

Vận Tải Phượng Hoàng
Vận tải là gì ?

Vận tải hay còn gọi là giao thông vận tải, là một hình thức chuyên chở, vận động người, hàng hóa, đồ vật, sự di chuyển của con người từ nơi này đến nơi khác bằng các phương thức vận tải khác nhau như: đường bộ, đường thủy, đường hàng không, đường sắt, đường ống, sử dụng hệ thống phương tiện vận chuyển đa dạng bao gồm: ôtô, xe gắn máy, xe đạp, xe buýt, xe lửa, máy bay, tàu điện, tàu thuyền… trong đó có các điểm xuất phát và điểm dừng tại nhà ga, sân bay, bến cảng, trạm nạp nguyên liệu.

Trong lĩnh vực kinh doanh, vận tải hàng hóa là một dịch vụ chuyên chở hàng hóa từ nơi này đến nơi khác theo yêu cầu của khách hàng bằng các phương tiện vận tải có động cơ, và có thủ tục, giấy tờ đầy đủ, ký kết hợp đồng vận chuyển giữa các bên: khách hàng, cơ sở vận tải, người vận tải, người giao nhận với nhau để sử dụng dịch vụ một cách tốt nhất.

Đây là một ngành nghề chuyên nghiên cứu về lĩnh vực sản xuất, hoạt động giao thông vận tải thủy, với sức mệnh tìm kiếm, đề xuất ra những ý tưởng, hình thức tổ chức, hoạt động, khai thác giao thông vận tải nhằm đem lại nhiều lợi nhuận cho nước nhà và phát triển giao thông vận tải.

Tìm hiểu, nghiên cứu về lĩnh vực kinh tế vận tải sẽ giúp bạn có được những kiến thức chuyên thức chuyên môn am hiểu về kinh tế và vận tải, vè cảng biển và các hoạt động liên quan, đặc điểm, hoạt động của thị trường vận tải, hiểu biết về chế độ pháp lý, luật, quy định, nguyên tắc hàng hải, bảo hiểm hàng hóa, bảo hiểm hàng hải, chứng từ khi gửi nhận hàng hóa, kiểm kê cùng những ý tưởng sáng tạo trong các kế hoạch, đề án khai thác lĩnh vực kinh tế biển này. Ngoài ra bạn còn có được kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng hợp, sự tự tin, cùng tầm nhìn xa trông rộng về vấn đề vận tải trong tương lai.

Hiện nay, đây cũng chính là một lĩnh vực được rất nhiều người quan tâm.

Nếu bạn đã hiểu biết về khái niệm vận tải, thì cũng không khó khăn gì để trả lời cho câu hỏi “giao thông vận tải là gì ?”. Nó chính làm một sản xuất vật chất đặc biệt, trực tiếp tạo ra giá trị và giá trị gia tăng trong quá trình thực hiện chức năng của chính nó. Giao thông vận tải được xem là xương sống của một đất nước, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đất nước. Mặc dù, được ra đời sau các ngành nghề của nông nghiệp, công nghiệp,…nhưng giao thông vận tải đang ngày càng khẳng định vị thế của mình, nhất là ở thế kỉ 21, khi nhu cầu vận chuyển hàng hóa, đi lại của con người ngày càng tăng cao. Giao thông vận tải là điều cần thiết, vận chuyển hàng hóa là một nhu cầu thiết yếu.

Kinh doanh vận tải là gì ?

Phương Vy xin trích một phần trong điều 3 Nghị định 86/2014/ NĐ – CP để làm rõ về khái niệm kinh doanh vận tải như sau: “Kinh doanh vận tải là việc sử dụng các phương tiện vận tải có khả năng chuyên chở hàng hóa và hành khách trên đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy… nhằm mục đích sinh lợi; bao gồm kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp và kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp”.

Có 7 hình thức kinh doanh vận tải chủ yếu, bao gồm:

  • Kinh doanh vận tải theo tuyến cố định
  • Kinh doanh vận tải xe bus
  • Kinh doanh vận tải xe taxi
  • Kinh doanh vận tải theo hợp đồng
  • Kinh doanh vận tải theo hình thức vận chuyển các loại hàng hóa siêu trường, siêu trọng, được cấp phép theo quy định
  • Kinh doanh vận tải bằng cách chuyên chở các loại hàng hóa nguy hiểm
  • Chuyên chở, vận chuyển khách du lịch, hành khách bằng xe ôtô

Chính là một văn bản có chứa các thông tin cần thiết, liên quan đến hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng ôtô, gồm những thông tin sau đây:

  • Thông tin về đơn vị kinh doanh: tên đơn vị kinh doanh đó, địa chỉ của đơn vị, số điện thoại
  • Thông tin về người lái xe: họ và tên đầy đủ của tài xế lái xe, số giấy phép lái xe, số điện thoại liên lạc
  • Hoặc thông tin về người thuê vận chuyển: họ tên người thuê vận chuyển, địa chỉ liên lạc
  • Thông tin về chuyến hành trình: phương tiện di chuyển theo tuyến nào, địa điểm giao nhận hàng hóa ở đâu, địa điểm bắt đầu địa điểm kết thúc, khoảng cách chuyến đi, thời điểm khởi hành, thời điểm dừng lại.
  • Các thông tin về sơ mi rơ mooc, rơ mooc
  • Các thông tin liên quan đến hàng hóa: tên mặt hàng được vận chuyển là gì, khối lượng hàng hóa là bao nhiêu
  • Thông tin của người tiến hành xếp, dỡ hàng hóa lên xuống xe vận tải : địa điểm tiến hành xếp, dỡ tại đâu, khối lượng hàng hóa xếp dỡ là bao nhiêu, xếp dỡ hàng hóa vào khi nào. Và mỗi lần xếp, dỡ đều có thông tin xác nhận của người tiến hành xếp dỡ trước khi khởi hành
  • Nếu có ký kết hợp đồng giữa các bên giao dịch, giấy vận tải cần có các thông tin về số hợp đồng, và thời gian ký kết hợp đồng

Theo quy định, giấy vận tải cần phải được đóng dấu, ký tên của đơn vị vận tải, hoặc chủ hộ kinh doanh, và cung cấp cho người lái xe. Trong suốt chuyến hành trình, tài xế lái xe cần phải mang theo giấy vận tải, giấy phép lái xe, cùng những giấy tờ tùy thân và giấy tờ liên quan đến phương tiện vận chuyển. Trường hợp không chấp hành đúng sẽ bị phạt theo quy định của pháp luật.

Vai trò của giấy vận tải ?

Quy định sử dụng giấy vận tải có tác dụng hỗ trợ rất lớn trong việc quản lý trật tự hành chính trong giao thông đường bộ. Bởi vì, giấy vận tải sẽ cơ quan chức năng dễ dàng kiểm tra hành chính, các hàng hóa chuyên chở có đúng quy định, khối lượng hàng hóa có vượt mức… Từ đó mà tiến hành xử phạt đối với các đơn vị vi phạm.

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, hoạt động thương mại dịch vụ, quá trình công nghiệp hiện hóa hiện đại hóa đất nước, nhu cầu đi lại, lưu thông, vận chuyển của con người và hàng hóa ngày càng tăng. Thúc đẩy hoạt động vận tải được nâng lên một tầm cao mới. Dịch vụ vận tải ra đời. Đó là hoạt động kinh tế giữa người vận tải và người thuê, sử dụng vận tải và thanh toán, thông qua những thỏa thuận cam kết, hợp đồng, được thực hiện bằng nhiều phương tiện vận tải khác nhau cùng với những hình thức vận chuyển đa dạng. Ngày nay, dịch vụ vận tải hàng hóa đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển phân phối hàng hóa giữa các vùng, các khu vực với nhau và không ngừng phát triển, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, giao lưu thương mại giữa các vùng với nhau.

Trong vận tải hàng hóa, các chứng từ vận tải có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình lưu thông, vận chuyển hàng hóa, bao gồm những loại giấy tờ sau

  • Giấy vận tải
  • Vận đơn (vận đơn đường biển, vận đơn đường hàng không, giấy gửi hàng đường sắt, chứng từ vận chuyển đường bộ)
  • Giấy phép lái xe, thông tin phương tiện
  • Giấy tờ tùy thân của người lái xe, chủ phương tiện
  • Các hợp đồng giao dịch giữa các bên
  • Giấy đi đường
  • Phiếu thu cước
  • Giấy gửi hàng
Phù hiệu vận tải là gì ?

Đây là chính giấy phép kinh doanh vận tải. Theo như quy định của Bộ giao thông vận tải, các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh vận tải bắt buộc phải lắp đặt các thiết bị giám sát hành trình cho các xe kinh doanh vận tải của mình, và tiến hành làm các thủ tục, thực hiện đúng quy trình để xin phù hiệu vận tải. Đối với các cơ sở kinh doanh vận tải, nhưng không có phù hiệu vận tải, sẽ có những hình phạt áp dụng tương ứng.

Viết tắt cho từ Revenue ton (tấn doanh thu) được dùng để đo lượng số lượng hàng hóa được vận chuyển bằng tàu thuyền. Dựa vào RT mà người ta có thể tính được số tiền người thuê dịch vụ vận tải cần phải trả cho người chủ dịch vụ, bao gồm cước phí vận chuyển và các phụ phí kèm theo.

Là chi phí mà người sử dụng dịch vụ vận tải phải tiến hành chi trả cho các dịch vụ vận tải mà mình sử dụng. Tùy theo từng khu vực vận tải, hàng hóa vận tải, phương tiện vận tải mà sẽ có những cước vận tải khác nhau.

Phương thức vận tải là gì ?

Phương thức vận tải là một giải pháp sử dụng các loại xe kinh doanh vận tải có động cơ hoạt động với cách thức vận hành khác nhau trên các hệ thống cơ sở hạ tầng trong quá trình vận chuyển hàng hóa.

Là một tổ chức kinh tế tự chủ hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa đã được cấp giấy phép kinh doanh vận tải theo quy định của Bộ giao thông vận tải.

Giá thành vận tải có một ý nghĩa rất quan trọng đối với đơn vị kinh doanh vận tải đó. Bởi, giá thành vận tải là tất cả những khoản chi phí mà doanh nghiệp đó phải ứng ra để thực hiện công việc vận tải, khối lượng dịch vụ vận tải. Qua đó, giúp doanh nghiệp dễ dàng đánh giá được chất lượng vận tải, chất lượng quản lý vận tải của mình mà điều chỉnh kế hoạch phát triển sao cho phù hợp.

Cước vận chuyển hàng hóa tính kí hay tính khối, giá bao nhiêu?

Hàng hóa sẽ có 3 loại hàng:
Hàng nặng (1cbm > 200kg): tính theo kí
Hàng nhẹ (1cbm < 150kg): tính theo khối
Hàng trung (1cbm > = 150kg – 200kg): tính theo hình thức quy đổi: dài x rộng x cao (m) x 300 = số kí quy đổii; sau đó nhân với đơn giá kí tương ứng.
=> Giá cước sẽ được tính tương ứng với bảng giá chung của Phượng Hoàng, tùy theo từng đơn hàng cụ thể và địa điểm giao nhận hai đầu.

– Hiện tại, Phương Hoàng là đơn vị chuyên vận chuyển đường bộ tuyến Bắc Trung Nam.
– Công ty có 1 trụ sở chính và 2 chi nhánh:
HCM: 325/11A, QL1A, Khu phố 5, An phú đông, Quận 12, TP.HCM
Đà Nẵng: 555 Trường chinh, Quận thanh khê, TP Đà Nẵng
Hà Nội: 01 Thúy lĩnh, P. Lĩnh nam, Quận hoàng mai, TP Hà Nội

Hiện tại Phượng Hoàng có các loại xe nhỏ: 1.25 Tấn, 2.5 Tấn, 3.5 Tấn để trung chuyển giao nhận hàng tận nơi tại nội thành thành phố và các tỉnh thành lân cận.
Bên cạnh đó còn có các dòng xe tải lớn chuyên đi Bắc – Nam như xe 8 Tấn, 15 Tấn,….

Phượng Hoàng có dịch vụ giao nhận tận nơi hai đầu không? Hay khách hàng phải giao nhận hàng hóa tại kho?

Phượng Hoàng có dịch vụ giao nhận hàng tận nơi hai đầu cho KH, tuy nhiên với những đơn hàng < 15 cbm/ < 3 Tấn thì sẽ tính thêm phí trung chuyển giao nhận tùy theo số lượng hàng hóa thực tế và địa chỉ giao nhận hai đầu, còn đối với đơn hàng > 15cbm/ > 3 Tấn thì KH sẽ được miễn phí trung chuyển giao nhận phạm vi trong thành phố bán kính 10 – 15km, xe lớn lưu thông bình thường không bị cấm tải.

Đối với các đơn hàng chuyển từ HCM đi các tỉnh miền Trung thì lịch trình hàng ghép là 2 – 3 ngày (không kể ngày nhận hàng). Nguyên xe sẽ nhanh hơn 1 ngày.
Đối với các đơn hàng chuyển từ HCM đi các tỉnh miền Bắc thì lịch trình hàng ghép là 3 – 4 ngày (không kể ngày nhận hàng). Nguyên xe sẽ nhanh hơn 1 ngày.
Thời gian sẽ tương ứng cho hàng hóa từ HN chuyển vào miền Trung và miền Nam.

– Nếu chuyển hàng đi là HÀNG BÁN thì bắt buộc phải có hóa đơn VAT (đỏ) kèm theo, Biên bản giao nhận hàng hóa,…tất cả đều là bản chính.
– Nếu chuyển hàng đi là HÀNG NỘI BỘ trong công ty thì bắt buộc phải có Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (để thay thế Hóa đơn VAT) kèm theo, Lệnh điều động, Biên bản giao nhận hàng hóa,…
– Nếu chuyển hàng đi là HÀNG NHẬP KHẨU thì cần phải có Tờ khai hải quan, Tem Nhãn phụ bằng Tiếng việt,… kèm theo

Thời gian nhận và giao hàng trong giờ hành chính hay có thể lấy ngoài giờ?

Phượng Hoàng sẽ nhận và giao hàng trong giờ hành chính, tuy nhiên nếu có đơn hàng phát sinh ngoài giờ, anh/ chị có thể liên hệ trước với công ty để có sự hỗ trợ tốt nhất.

Hàng hóa KH giao nhận tại kho Phượng Hoànghỗ trợ bốc xếp miễn phí đối với những đơn hàng nhẹ, còn đối với hàng nặng thì tại chi nhánh mỗi đầu đều có xe nâng hỗ trợ KH.

Hiện tại giá cước vận chuyển chưa bao gồm 10% VAT, phí bốc xếp/ nâng hạ hàng hóa hai đầu, chi phí đóng gói hàng hóa và phát sinh đường cấm (nếu có).

– Xuất hóa đơn: KH cung cấp đầy đủ thông tin XHD và địa chỉ gửi hóa đơn.
– Không xuất hóa đơn: Thu tiền mặt tại đầu giao/ đầu nhận hoặc chuyển khoản qua tài khoản cá nhân của công ty.

Thời gian nhận và giao hàng trong giờ hành chính hay có thể lấy ngoài giờ?

Phượng Hoàng sẽ nhận và giao hàng trong giờ hành chính, tuy nhiên nếu có đơn hàng phát sinh ngoài giờ, anh/ chị có thể liên hệ trước với công ty để có sự hỗ trợ tốt nhất.

Hàng hóa KH giao nhận tại kho Phượng Hoànghỗ trợ bốc xếp miễn phí đối với những đơn hàng nhẹ, còn đối với hàng nặng thì tại chi nhánh mỗi đầu đều có xe nâng hỗ trợ KH.

Hiện tại giá cước vận chuyển chưa bao gồm 10% VAT, phí bốc xếp/ nâng hạ hàng hóa hai đầu, chi phí đóng gói hàng hóa và phát sinh đường cấm (nếu có).

– Xuất hóa đơn: KH cung cấp đầy đủ thông tin XHD và địa chỉ gửi hóa đơn.
– Không xuất hóa đơn: Thu tiền mặt tại đầu giao/ đầu nhận hoặc chuyển khoản qua tài khoản cá nhân của công ty.

5/5 - (2 bình chọn)