Nội dung cập nhật ngày 18/02/2022 bởi
Sự nâng cấp và mở rộng của các tuyến đường Bắc – Trung – Nam giúp cho việc vận chuyển hàng hóa đường bộ đang ngày càng phát triển. Đặc biệt, là đối với các tuyến vận chuyển nội thành Hà Nội, TP.HCM và vận chuyển liên tỉnh . Phượng Hoàng xin chia sẻ đến quý khách cách tính cước vận chuyển hàng hóa đường bộ hiện hành theo quy định của Nhà nước. Qua đó, giúp khách hàng lựa chọn được Công ty vận tải uy tín với mức giá tốt nhất.
Các yếu tố ảnh hưởng đến cước vận chuyển hàng hóa đường bộ
Chi phí nhiên liệu
Nhiên liệu là một trong những yếu tố chính gây ra thay đổi về giá cước vận chuyển theo từng thời điểm. Do đó, khí có những biến động lớn về giá xăng dầu sẽ có ảnh hưởng đến cước phí vận tải.
Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ và chất lượng phương tiện như độ rộng, độ bằng phẳng, độ an toàn, khả năng chịu tải trọng… cũng làm tăng mức tiêu hao nhiên liệu và độ hao mòn phương tiện.
Các loại phụ phí đường bộ, BOT và phí tiêu cực
Cước phí vận chuyển hàng hóa đường bộ còn chịu ảnh hưởng từ khoản phụ phí đường bộ, chi phí BOT, phí tiêu cực. Theo đánh giá của Hiệp hội vận tải hàng hóa, phụ phí đường bộ và chi phí BOT đã chiếm khoảng 15-30%, phí tiêu cực khoảng 5% chi phí vận tải.
Chi phí kho bãi, bến đỗ
Ngoài việc đầu tư bến bãi cho phương tiện, doanh nghiệp cũng cần đầu tư về kho hàng và các công cụ, nhân lực hỗ trợ. Đó cũng là nguyên nhân khiến cước phí vận chuyển hàng ghép đi các tỉnh thường khá cao.
Chi phí vận hành
Các khoản chi phí vận hành như đầu tư mua sắm và bảo trì, hao mòn phương tiện, nhân sự, đầu tư hạ tầng quản lý để chuyên nghiệp hóa quy trình…chiếm tỷ lệ lớn. Ngoài ra, số lượng khách hàng lớn và thường xuyên cũng là yếu tố ảnh hưởng đến cước phí, vì xe càng trống và ít chuyến thì chi phí vận hành càng cao.
Xem thêm chi tiết: Các yếu tố ảnh hưởng đến cước phí vận chuyển hàng Bắc Trung Nam
Quy định của Nhà nước về cách tính chi phí vận chuyển đường bộ
Giá cước vận chuyển hàng hóa đường bộ được chính phủ quy định rõ ràng qua Công văn số 89/2000/QĐ-BVGCP mà bất cứ công ty vận tải hoặc nhà xe nào cũng phải tuân thủ.
Một số quy định về cước tính vận chuyển hàng hóa đường bộ:
Cước vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ quy định là mức cước tối đa và đã bao gồm thuế giá trị gia tăng.
Theo Thông tư từ Chính phủ, quy định cước vận chuyển hàng hóa đường bộ tại Việt Nam được tính dựa trên 2 yếu tố: Khối lượng hàng hóa và phương thức vận chuyển hàng. Đơn vị tính cước là T.Km.
Lưu ý:
- Khối lượng hàng hóa tính cước được hiểu là trọng lượng vận chuyển bao bì tính theo tấn (T)
- Khoảng cách tính cước vận chuyển được hiểu là khoảng cách thực tế có hàng. Thông thường, khoảng cách tối thiểu là 1km. (Đơn vị tính: km)
- Các loại phương tiện khác nhau sẽ có cách tính giá cước khác nhau.
Cách tính cước vận chuyển hàng hóa đường bộ
Cước vận chuyển hàng hóa bằng xe tải có trọng lượng nhẹ
Công thức: Trọng lượng x giá cước
Các loại hàng hóa có trọng lượng nhẹ như: thực phẩm, quần áo, giày dép…, chi phí vận chuyển hàng hóa sẽ được tính bằng trọng lượng thực của loại hàng hóa đó. Trọng lượng này sẽ được đo bằng cân chuyên dụng và tính bằng kg.
- Dưới 1 tấn, mức giá sẽ giao động trong khoảng 1.000 – 4000đ cho mỗi kg.
- Trên 1 tấn, mức giá đang rơi vào khoảng 800 – 2000đ/ kg. Đặc biệt, khi gửi từ 10 tấn trở lên, mức giá sẽ chỉ khoảng 450 – 1500đ/1 kg.
Chú ý: Các mặt hàng đặc biệt cần bảo quản kỹ có thể sẽ có phụ thu phí.
Cước vận chuyển hàng hóa cồng kềnh bằng xe tải
Công thức: chiều dài x chiều rộng x chiều cao x đơn giá từng loại hàng.
Các loại hàng cồng kềnh thường sẽ rất tốn diện tích và có rủi ro trầy xước cao trong quá trình vận chuyển. Vì vậy, chi phí vận chuyển hàng hóa cồng kềnh sẽ được tính theo thể tích.
- Hàng cồng kềnh dưới 10 khối, mức giá sẽ dao động từ 250.000 – 500.000 VNĐ/1 khối
- Hàng cồng kềnh từ 10 khối trở lên, mức giá sẽ dao động trong khoảng 200.000 – 450.000đ/khối.
Hàng hóa siêu trọng, hàng nguyên bằng xe container
Khác với xe tải, container có đặc điểm là được sử dụng để vận chuyển các loại hàng hóa chuyên dụng và có khối lượng lớn. Và tùy theo các loại mặt hàng cũng sẽ có cước phí khác biệt.
Với tuyến Sài Gòn – Hà Nội hoặc ngược lại, mức giá sẽ rơi vào khoảng 10 – 30 triệu đối với container hàng 40 feet sức chứa từ 25 tấn đến 28 tấn. Các quãng đường gần hơn sẽ có mức giá rẻ hơn.
Làm sao để giảm cước phí vận chuyển hàng hóa?
Trên đây là cách tính chi phí hiện hành tại các Công ty vận tải hiện nay. Tuy vậy, áp dụng một số mẹo sau đây vẫn có thể tiết kiệm được một khoản chi phí cho Doanh nghiệp của bạn:
Tham khảo giá cước của nhiều hãng vận chuyển khác nhau
Tuy cách tính cước vận chuyển đã được Nhà nước quy định nhưng bạn vẫn có thể tham khảo nhiều hãng vận chuyển để lựa chọn nơi có chính sách giá phù hợp. Thông thường, các đơn vị vận tải có nhiều năm kinh nghiệm sẽ có giá cước thấp hơn nhờ vào việc giảm thiểu những rủi ro xảy ra khi vận chuyển.
Bên cạnh đó, nếu Doanh nghiệp bạn có nhu cầu vận chuyển hàng xuyên suốt nên trở thành Khách hàng thân thiết của một Doanh nghiệp vận tải nào đó để được hưởng những chính sách ưu đãi đặc biệt như chiết khấu, miễn phí bốc xếp…
Sử dụng bao bì đóng gói phù hợp
Thông thường, các Doanh nghiệp vận tải thường có quy định về kích thước của hàng hóa nên bạn hãy cân nhắc việc sử dụng bao bì đóng gói sao cho phù hợp nhất. Tùy vào từng loại hàng hóa mà lựa chọn hộp 3 lớp hay 5 lớp, thùng carton nhỏ hay lớn, có thêm giấy chèn lót hàng hay màng hơi hay không,…
Trên đây, là những cách tính cước phí vận chuyển hàng hóa theo quy định hiện hành của Nhà nước. Khách hàng muốn có nhu cầu vận chuyển hàng hóa Bắc Nam với chi phí tiết kiệm, xin liên hệ ngay với Nhân viên Phượng Hoàng.
- Phượng Hoàng HCM: 325/11A Quốc Lộ 1A, An Phú Đông, Quận 12, Tp HCM.
- Phượng Hoàng Đà Nẵng: 394 Trường Sơn, Hoà Nhơn, Hoà Vang, TP Đà Nẵng
- Phượng Hoàng Hà Nội: Số 1 Phố Thúy Lĩnh, Quận Hoàng Mai, Tp Hà Nội.
- Phượng Hoàng Cần Thơ: QL1A Tổ 58 KV 11, P Hưng Phú, Q, Cái Răng, TP, Cần Thơ.
- Email: sales@phuonghoangtrans.com
- Website: https://phuonghoangtrans.com