Nội dung cập nhật ngày 21/01/2022 bởi
Dịch Covid-19 tái bùng phát tại Việt Nam đã ảnh hưởng đến hầu hết các ngành kinh tế, trong đó có ngành vận tải. Trong khi vận tải hành khách chịu ảnh hưởng khá nhiều thì hoạt động vận tải hàng hóa khá khả quan khi chỉ giảm nhẹ trong tháng 8 năm 2020. Đó là nhờ chính sách phòng chống dịch nhưng vẫn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cùng với việc chủ động đưa ra các giải pháp ứng phó với tình hình của các doanh nghiệp vận tải.
Tình hình hoạt động vận tải hàng hóa tháng 8/2020
Theo báo cáo tình hình kinh tế – xã hội tháng 8/2020 và số liệu của Tổng cục thống kê, vận tải hàng hóa ước tính đạt 142.4 triệu tấn vận chuyển, giảm 3.4% và 26.1 tỷ tấn.km luân chuyển, giảm 5.8% so với tháng 7/2020.
Trong đó, vận tải hàng hóa đường bộ đạt 105.2 triệu tấn vận chuyển, giảm 6.8% so với tháng trước và 6.8 tỷ tấn.km luân chuyển. Tính chung 8 tháng đầu năm, vận tải hàng hóa được bộ đạt 840.5 triệu tấn vận chuyển, giảm 8.7% so với cùng kỳ năm trước và 57.6 tỷ tấn.km luân chuyển.
Trong các ngành còn lại, chỉ có vận tải đường hàng không giảm mạnh đến 36.1% khối lượng hàng hóa vận chuyển và 46.3% lượng hàng hóa luân chuyển. Còn các ngành vận tải hàng hóa đường sắt, đường biển và đường thủy nội địa cũng chỉ giảm nhẹ. Tính chung 8 tháng đầu năm, vận tải đường thủy nội địa đạt 204.7 triệu tấn, giảm 1.5% so với cùng kỳ năm trước. Vận tải đường biển đạt 51.4 triệu tấn, giảm 5.6% so với cùng kỳ năm 2019. Ngành đường sắt giảm nhẹ chỉ 2.1% so với cùng kỳ năm trước và đạt 3.3 triệu tấn.
Có thể thấy, hoạt động vận tải hàng hóa trong tháng này có giảm nhưng không giảm mạnh như giai đoạn dịch Covid-19 đầu tiên. Các nhà quản lý trong ngành chỉ ra rằng, ngành vận tải hàng hóa có thể hạn chế được các tác động từ Covid-19 trong đợt này là do:
- Chính sách của nhà nước: Việc chỉ giãn cách xã hội hay cách ly ở vùng dịch và vùng có nguy cơ cao khiến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống người dân ở hầu hết các tỉnh thành không ảnh hưởng nhiều. Ngoài ra, việc ưu tiên phương tiện vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu thiết yếu và sản xuất kinh doanh ở các vùng có dịch. Đặc biệt, Đà Nẵng là một trong ba tỉnh thành có nhu cầu lưu thông hàng hóa lớn nhất cả nước. Việc tạo điều kiện để hàng hóa được ra vào thành phố giúp các doanh nghiệp khai thác tuyến vận chuyển hàng đến và đi từ Đà Nẵng không bị ảnh hưởng quá nhiều.
- Sự chủ động của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải: Rút kinh nghiệm từ khi dịch bùng phát đợt đầu tiên, các doanh nghiệp ngành vận tải hàng hóa đã chủ động và bình tĩnh hơn khi xử lý các tình huống. Nhiều doanh nghiệp tìm được hướng đi mới hoặc thay đổi linh hoạt trong việc cung cấp dịch vụ để đáp ứng được yêu cầu vận chuyển trong thời kỳ này. Nhờ đó, mặc dù bị ảnh hưởng nhưng doanh nghiệp vẫn chủ động và duy trì hoạt động bình thường.
Quy định mới liên quan đến hoạt động vận tải có hiệu lực tháng 9/2020
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vận tải, đặc biệt là đảm bảo sự minh bạch của hoạt động thu phí tại các trạm thu phí đường bộ, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành Thông tư 15 thay thế cho Thông tư 49, quy định về hoạt động của trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ. Trong đó có quy định rõ về việc công khai vị trí đặt trạm trước khi thành lập và công khai các thông tin về tổng thời gian được thu phí dịch vụ, thời điểm bắt đầu thu, thời gian thu còn lại, doanh thu tháng trước của trạm thu phí, số điện thoại tiếp nhận phản ánh…
Thông tư 15 của Bộ Giao thông Vận tải bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15/09/2020. Các doanh nghiệp kinh doanh vận tải, tài xế có thể cập nhật thông tin chi tiết TẠI ĐÂY.
- Phượng Hoàng HCM: 325/11A Quốc Lộ 1A, An Phú Đông, Quận 12, Tp HCM.
- Phượng Hoàng Đà Nẵng: 394 Trường Sơn, Hoà Nhơn, Hoà Vang, TP Đà Nẵng
- Phượng Hoàng Hà Nội: Số 1 Phố Thúy Lĩnh, Quận Hoàng Mai, Tp Hà Nội.
- Phượng Hoàng Cần Thơ: QL1A Tổ 58 KV 11, P Hưng Phú, Q, Cái Răng, TP, Cần Thơ.
- Email: sales@phuonghoangtrans.com
- Website: https://phuonghoangtrans.com